Tàn sát điền chủ Cải_cách_ruộng_đất_tại_Trung_Quốc

Diệt tuyệt giai cấp điền chủ Trung Quốc (1949–1953)
Một phần của đầu thời Mao của Trung Quốc
Nông dân lên án điền chủ, năm 1946.
Địa điểmTrung Quốc
Thời điểm1949–1953
Loại hìnhThảm sát, Diệt giai
Tử vong830,000[6] – 3,000,000[6]
Lên đến 7,500,000[11] (con số ĐCSTQ)
200,000 – 5,000,000 (học giả ước tính)
Bị thương1.5[12] – 6[13] lên đến 12.5[11] triệu bị giải đến các trại lao động cải tạo
Nạn nhânĐiền chủ, phú nông
Thủ phạmĐảng Cộng sản Trung Quốc cùng những nông dân cực đoan
Động cơTư tưởng Mao Trạch Đông

Lúc đầu (1946-1948)

Vào những thập niên tiếp theo sau, ĐCSTQ cẩn thận suy xét chiến lược: mức độ bạo lực nên là gì, có nên tranh thủ nông dân trung lưu là những người làm nhiều ruộng nhất hay không; có nên phân phát lại tất cả ruộng đất cho dân cày nghèo hay không.[14] Dẫu Đảng Cộng sản Trung Quốc giữ ôn hòa theo Tôn Trung Sơn vào Chiến tranh Trung–Nhật lúc còn trong Mặt trận Liên hiệp thứ hai, không cho tiền thuê đất vượt 37,5% mùa màng song không phân phát lại ruộng đất, nhưng khi Nội chiến Trung Quốc bùng nổ vào năm 1946 thì Mao bắt đầu đẩy dùng lại các chính sách cực đoan để vận động dân làng chống giai cấp điền chủ, tuy nhiên các quyền của nông dân trung lưu được bảo vệ và ông nói rõ rằng nông dân giàu không phải là điền chủ.[15] Chỉ thị ngày 7 tháng 7 năm 1946 mở đầu thời kỳ 18 tháng mà mọi tài sản của các nông dân giàu có và điền chủ đều bị tịch thu bằng vũ lực và phát lại cho nông dân nghèo. Các nhóm công tác của ĐCSTQ nhanh phân loại dân làng thành điền chủ, nông dân giàu, trung lưu, nghèo và bần cố, nhưng vì họ chẳng được các nhóm công tác mời dự vào công việc, nên những người nông dân giàu và trung lưu chóng giành được lại quyền lực.[16]

Luật Ruộng đất tháng 10 năm 1947 thêm dầu vào lửa.[17] Trung ương ĐCSTQ cử các nhóm công tác xuống các làng để trao quyền cho những nông dân nghèo với không có ruộng đất, buộc xóa bỏ tiền thuê đất mà họ miệt thị là “bóc lột phong kiến”, và diệt hạng điền chủ. Các nhóm công tác phát động những nông dân nghèo và không có đất đánh các thị tộc và gia đình đứng đầu của các làng ở gần kề để cho chiến dịch không bị những người trung thành với gia đình ngăn cản.[18] Ở một ngôi làng tại miền nam Hà Bắc, một người nước ngoài chép rằng bốn người đã bị ném đá chết.[19] Ở làng Trường Trang Thôn, William Hinton báo là ít nhất một tá người đã bị đánh chết.[20]

Cao trào (1949-1953)

Ngay sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập vào năm 1949, chính sách cải cách ruộng đất “nghiêng dữ dội về phía cực đoan” theo Philip Short là người soạn tiểu sử Mao, có ông chỉ đạo “không được kìm hãm sự quá độ quá sớm”.[2] Khác với “nông dân giàu có” được bảo vệ ít nhiều và nông dân hạ lưu được toàn vệ, điền chủ phải tự vệ.[21] Các vụ đánh đập, tuy ĐCSTQ không chính thức khuyến khích, song cũng chẳng cấm đoán. Vấn đề này, Mao nhấn mạnh rằng chính người dân, chứ không phải cơ quan an ninh, nên thi hành Luật Cải cách ruộng đất và giết những điền chủ đã áp bức họ, khác rất nhiều với cách làm của Liên Xô,[2] vì ông xét là máu của điền chủ trên tay sẽ ràng buộc nông dân với cách mạng lâu dài hơn chỉ xem bị động.[2]

Jean-Louis Margolin luận rằng cải cách ruộng đất dùng bạo lực không phải vì nó cần thiết, do Đài Loan và Nhật Bản đều làm được mà không tanh máu, nhưng bởi mục đích chính là diệt bỏ “kẻ thù giai cấp nông dân” và trao quyền lực địa phương cho cộng sản, chứ không phải là phân phát lại ruộng đất: vài năm sau cải cách, phần lớn ruộng đất phải được giao cho các trang trại tập thể. Chứng cớ là cả ở những làng nghèo khó là một nửa miền Bắc Trung Quốc, không thể có điền chủ, vẫn có “điền chủ” bị bức hại, vì có chính sách ở vài vùng yêu cầu lựa “ít nhất một điền chủ, và thường là hai ba, ở hầu như mọi làng để hành quyết công khai”.[4] Ví dụ: ở làng Vũ Công, 70 hộ trong tổng số 387 bị liệt lại từ hạng nông dân trung lưu vào hạng nông dân giàu có mà trở thành mục tiêu đấu tranh giai cấp.[22] Chỉ riêng ở tỉnh Quảng Tây, từ 180 đến 190 nghìn điền chủ bị giết theo một quan chức báo cáo. Bên cạnh đó, ở làng của một giáo viên Công giáo 2,5% dân số bị xử tử.[11] Vài người bị khép tội làm điền chủ hoặc bị chôn sống, hoặc bị chặt xác, hoặc bị bóp cổ, hoặc bị bắn chết.[21] Ở nhiều làng, phụ nữ của điền chủ bị “phân phát lại” làm vợ lẽ hay con gái cho nông dân hoặc bị ép cưới những kẻ ngược đãi chồng họ.[23][24]

Ước tính số người bị chết

Từ năm 1949 đến năm 1953, số người bị giết ước tính là từ 200.000 đến 800.000 ở mức thấp[25][3][4] và từ 2.000.000[3][26][27] đến 5 triệu[28][26] ở mức cao, đồng thời từ 1,5 triệu[12] đến 6 triệu[13] người bị giam cầm ở các trại lao động cải tạo, nhiều người vào không ra lại.[13] Philip Short trỏ ra rằng con số ước tính chưa bao gồm hàng trăm nghìn người tự sát vì các “phiên phê phán đấu tranh” của hai phong trào tam phản ngũ phản nổi lên cùng lúc;[29] 28.000.000[11] người bị chết là con số của học giả nước ngoài. Theo ĐCSTQ, 830.000 người bị giết là ước tính của Chu Ân Lai, còn của Mao Trạch Đông thì là từ 2 đến 3 triệu.[6] Phó Chủ tịch Hội đồng Quân sự và Hành chính Trung Nam báo cáo rằng 15% trong số 50.000.000 nông dân giàu có và điền chủ của Trung Quốc bị hành quyết và 25% bị giải đến các trại lao động cải tạo.[11]

Điền chủ trả thù

Vào Nội chiến Trung Quốc, Quốc dân Đảng giúp thành lập “Hoàn hương đoàn” (還鄉團; Huán xiāng tuán) bao gồm những điền chủ muốn giành lại ruộng đất tài sản bị phát lại cho nông dân và quân du kích ĐCSTQ với bắt lính nông dân cùng tù binh cộng sản.[30] Tới khi nội chiến kết thúc vào năm 1949, Hoàn hương đoàn đánh du kích các quân cộng sản và những người xưng cộng tác cùng ĐCSTQ.[30]